Rụng tóc là một hiện tượng phổ biến mà tất cả chúng ta đều từng gặp phải và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp tóc rụng quá nhiều là lúc chúng ta không thể chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Vậy khi nào được gọi là tóc rụng nhiều bất thường và cần phải khắc phục ra sao? Chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Rụng tóc là bệnh gì?
Bệnh rụng tóc là khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày. Nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như, rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.
Bệnh được chia thành 3 loại:
- Rụng tóc từng vùng – các mảng hói trên đầu;
- Rụng tóc toàn thể – mất hoàn toàn tóc ở da đầu;
- Rụng tóc (lông) toàn thân – mất hết lông trên cơ thể.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể là tạm thời hoặc có thể kéo dài. Rụng tóc có thể gây ra căng thẳng, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn và có chiều hướng xấu đi.
Triệu chứng tóc rụng nhiều bất thường?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, bệnh rụng tóc có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Rụng tóc có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nó có thể ảnh hưởng đến da đầu hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể.
Rụng tóc sinh lý
Rụng tóc sinh lý được cho là sự rụng tóc bình thường, theo quy luật lão hóa tự nhiên. Tóc được phát triển và dài ra. Nhưng cũng theo thời gian, nó sẽ già và yếu đi rồi dẫn đến rụng tóc. Khi sợi tóc này rụng đi thì sẽ có tóc mới sinh ra để thay thế cho nó.
Trung bình, mỗi ngày chúng ta có thể rụng 30 đến 100 sợi tóc và cũng có khoảng 30 đến 100 sợi tóc mới được mọc thêm. Vì thế, hiện tượng rụng tóc lúc này thực sự không đáng ngại và nó không khiến cho mái tóc của bạn thưa hay mỏng đi quá nhiều bởi quá trình rụng tóc và mọc tóc diễn ra đồng thời.
Rụng tóc bệnh lý
Rụng tóc bệnh lý: Khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc, nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như:
- Rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.
- Tóc con mọc lên thì tóc yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc lên
- Tóc mảnh, thưa có thể thấy rõ da đầu ở nữ.
- Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ đối với nam.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc
Rụng tóc là một hiện tượng bình thường, thông thường, mỗi chúng ta sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày và con số này không quá đáng lo ngại và không gây ảnh hưởng quá nhiều vì song song với những sợi tóc rụng, sẽ có những sợi tóc mới mọc lên.
Trường hợp đáng ngại là khi, rụng tóc nhiều nhưng quá trình mọc tóc lại bị gián đoạn hay khi những nang lông bị phá hủy, thay thế bằng mô sẹo, điều này khiến cho lượng tóc rụng nhiều hơn lượng tóc mọc hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân rụng tóc phổ biến:
Di truyền
Phần lớn nam giới bị rụng tóc dẫn đến hiện tượng hói đầu là do di truyền. Tuy nhiên, một số trường hợp nữ giới bị rụng tóc cũng là do yếu tố này gây ra. Tình trạng rụng tóc này xảy ra cùng với quá trình lão hóa và chúng ta có thể phỏng đoán được tình trạng của tóc qua thời gian. Cụ thể, đối với nam giới sẽ xuất hiện những đốm hói đối với nam và ở nữ giới sẽ có hiện tượng tóc mỏng dần.
Mất căng bằng nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố gây nên rụng tóc chẳng hạn như mang thai, sinh nở, mãn kinh. Đặc biệt, lão hoá khiến nội tiết tố estrogen và testosterone – khiến “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt cơ thể bị ảnh hưởng và quyết định rất nhiều tới sự phát triển của tóc. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng dần và chuyển sang màu bạc.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Quá trình nuôi dưỡng tóc phải rất nhiều chất dinh dưỡng để có một mái tóc chắc khoẻ. Tuy nhiên, ở nữ giới lại rất dễ bị thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, sắt, protein do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc ăn uống không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (Axit Pantothenic) là thành phần chính nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ. Tóc chỉ thực sự chắc khoẻ nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ các mạch máu bên trong cơ thể. Vì thế, nếu bạn muốn áp dụng chế độ ăn kiêng, ăn chay thì hãy nhớ bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng trên.
Xem thêm: Gội đầu bằng bia & 11 Cách ủ tóc bằng bia với nguyên liệu thiên nhiên
Tác dụng phụ của thuốc tây
Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị chữa các bệnh như ung thư, viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về bệnh tim, bệnh gút và cao huyết áp. Ảnh hưởng của một số loại thuốc đã lấy đi những dưỡng chất nuôi tóc, làm thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc gây ra tình trạng rụng tóc.
Chăm sóc da đầu không đúng cách
Đa số chung ta đều có thói quen chăm sóc tóc rất kĩ, đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội trị rụng tóc, dầu xả, hấp dầu, dầu dưỡng… Thực tế, da đầu khoẻ mới thực sự là tiền đề của một mái tóc khoẻ. Da đầu không được tẩy tế bào chết thường xuyên, không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nên hiện tượng bí lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không có khả năng mọc tiếp.
Tác động của hóa chất và nhiệt khi tạo kiểu tóc
Các tác động như uốn, duỗi, nhuộm, tạo kiểu đã trở thành một phần không thể thiếu giúp phái đẹp có thêm sự tự tin, cá tính cho riêng mình. Tuy nhiên, khi tạo kiểu, tóc chịu rất nhiều áp lực từ các loại hoá chất và tác động nhiệt của máy làm tóc gây ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và các lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc, khiến chúng liên kết không chặt chẽ. Dần dà, lõi tóc trở nên khô, nang tóc bị teo lại và bắt đầu hiện tượng rụng tóc.nguyên nhân làm tóc rụng và solutions mấy sấy lược đồ cột tóc trên nền lông trắng Các loại hoá chất, tác động nhiệt của máy làm tóc, ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và các lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc, gây nên tình trạng rụng tóc.
Stress có thể gây rụng tóc
Căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra Telogen effluvium ảnh hưởng đến việc mọc tóc. Hơn nữa, Telogen effluvium còn ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, gây mất kiểm soát, khiến các tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, gây nên tình trạng rụng tóc.
Cách điều trị rụng tóc nhanh và hiệu quả
Phẫu thuật cấy tóc
Trong trường hợp bệnh nhân bị rụng tóc vĩnh viễn và thường chỉ có đỉnh đầu bị ảnh hưởng, kỹ thuật cấy tóc hoặc phẫu thuật phục hồi có thể tận dụng tối đa phần tóc còn lại của bệnh nhân.
Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lấy ra những mảng da đầu nhỏ (mỗi mảng chứa từ một đến vài sợi tóc) ở phía sau đầu hoặc vùng quanh đầu của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ thực hiện cấy nang tóc vào phần hói ở đỉnh đầu. Một số bác sĩ khuyên dùng Minoxidil sau khi cấy ghép để giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc. Đôi khi người bệnh phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mặc dù đã được cấy tóc, hiện tượng rụng tóc do di truyền vẫn sẽ xảy ra. Các kỹ thuật để điều trị hói đầu thường khá tốn kém và gây đau đớn. Rủi ro xảy ra bao gồm chảy máu và để lại sẹo.
Liệu pháp laser
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt liệu pháp sử dụng laser để chữa rụng tóc do di truyền ở nam và nữ. Một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng, phương pháp này giúp cải thiện mật độ tóc. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng về lâu dài.
Sử dụng thuốc mọc tóc Kaminomoto
Kaminomoto thương hiệu thuốc chống rụng tóc từ Nhật Bản mạnh nhất hiện nay, Công ty TNHH Kaminomoto được thành lập vào năm 1908, là một trong những nhà sản xuất mỹ phẩm và serum hỗ trợ mọc tóc có kinh nghiệm nhất tại Nhật Bản.
Chúng tôi độc đáo ở chỗ đã và đang phát triển thị trường các chế phẩm giúp mọc tóc trên thế giới, kết hợp công nghệ cao và trí tuệ truyền thống liên quan đến sức mạnh của các loại dược liệu tự nhiên, rễ và thực vật.
Thay đổi thói quen trong việc chăm sóc tóc và da đầu
Hạn chế gội đầu thường xuyên và nên chải tóc một cách nhẹ nhàng
Việc gội đầu thường xuyên sẽ khiến cho mái tóc trở nên khô sơ và mất nước. Hãy gội đầu cách khoảng giữa các ngày sẽ khiến tóc bạn trở nên khỏe hơn. Bên cạnh đó gội đầu bằng nước mát cũng giúp cho da đầu bạn được se khít lỗ chân lông mà không gây hại đến các biểu bì của tóc. Hãy để dầu gội vào lòng bàn tay tạo bọt sau đó xoa lên tóc ướt, mát xa da đầu nhẹ nhàng và gội sạch bằng nước mát.
Chải tóc một cách nhẹ nhàng bằng ngón tay trước khi dùng lược, bởi sau khi gội đầu tóc bạn rất yếu và rối nên việc dùng lược để chải sẽ khiến cho tóc bạn dễ rụng.
Hạn chế sử dụng máy nhiệt
Việc sử dụng các công cụ tạo kiểu như máy sây, duỗi và uốn là nguyên nhân khiến cho mái tóc của bạn trở nên khô xơ và hư tổn.Sau khi gội đầu, các bạn nên để tóc khô tự nhiên thay vì sử dụng máy nhiệt điều đó sẽ rất tốt cho tóc bạn. Nếu trong trường hợp phải sử dụng máy sấy tóc thì hãy giữ máy sấy cách xa chân tóc và chia tóc ra thành từng phần nhỏ để sấy.
Hãy lựa chọn dầu gội phù hợp
Tùy từng tình trạng tóc mà bạn nên lựa chọn dầu gội để phù hợp với mái tóc của mình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những dầu gội chứa các thành phần tự nhiên mà không chứa các thành phần hóa học là điều quan trọng trong việc chăm sóc tóc hằng ngày.
Hãy mát xa da đầu
Mát xa mang lại nhiều hiệu quả sức khỏe và việc mát xa da đầu thường xuyên sẽ khiến cho mái tóc của bạn trở nên khỏe mạnh. Hãy mát xa da đầu mỗi ngày cùng với những tinh dầu sẽ khiến cho bạn được thư giãn và kích thích sự phát triển của tóc.
Tăng cường việc điều trị dưỡng ẩm tóc
Việc điều trị dưỡng ẩm tóc mỗi tháng một lần sẽ giúp cho mái tóc của bạn được cung cấp độ ẩm khiến mái tóc khỏe, bóng mượt mà còn tình trạng chẻ ngọn và khô sơ. Bạn có thể điều trị dưỡng ẩm tóc ngay tại nhà bằng những công thức tự nhiên như bơ và kem dừa, mặt nạ kết hợp với giấm táo.
Đặc biệt đối những bạn có mái tóc xoăn thì việc cung cấp độ ẩm là điều cần thiết để giúp cho mái tóc trở nên bóng khỏe hơn, hạn chế tình trạng khô sơ và chẻ ngọn.
Tùy theo từng loại tóc mà bạn chọn cho mình loại hấp ủ tóc phù hợp với mái tóc của mình. Bằng cách sau khi gội sạch đầu, sử dụng một ít dầu ủ và bôi nhẹ nhàng lên tóc dung khăn quấn ủ hấp nguội trong vòng 15 – 20 phút, để các dưỡng chất đi sâu vào tóc, nuôi dưỡng tóc trở nên chắc khỏe hơn
Sử dụng chất liệu khăn lau đúng cách
Hãy sử dụng một cái khăn có chất liệu mềm để lạu khô tóc bạn sau khi gội đầu và không nên chà xát hoặc xoắn để vắt khô tóc là điều khiến cho mái tóc của bạn dễ gãy rụng hơn.
Hãy quan tâm đến chế độ ăn uống
Việc ăn uống hằng ngày cũng sẽ tác động đến mái tóc của bạn. Vì thế, hãy có một chế độ ăn uống dinh dưỡng một cách hợp lý, để da đầu của bạn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B và uống nhiều nước. Hạn chế sử dụng các chất kích thích và cafein có trong trà, cà phê, nước ngọt để có mái tóc khỏe mạnh
Mặt nạ tự nhiên dành cho tóc
Các mặt nạ đến tự nhiên đã không còn quá xa lạ với mọi người vì nó rất lành tính mà không gây các kích ứng cho da.Với những mặt nạ tự nhiên dễ làm từ các thực phẩm trong nhà như mặt nạ trứng gà và olive, đu đủ và sữa chua, mật ong sẽ mang lại hiệu quả tốt sau khi sử dụng mặt nạ tự nhiên dành cho tóc.
Lưu ý nho nhỏ khi thực hiện mặt nạ xong hãy gội sạch đầu bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn lớp mặt nạ, rồi sau đó bạn mới gội đầu và xả lại bằng nước lạnh.Qua bài viết này, nó có thể giúp cho bạn tự chăm sóc mái tóc thường xuyên ngay tại nhà bằng những mẹo nhỏ này.